Trong bài viết dưới đây, https://glyderm.com.vn/ giới thiệu bạn đọc sản phẩm tinh dầu đang hot trong thời gian trở lại đây, đó là tinh dầu ngải cứu. Nếu bạn chưa biết hoặc đang thắc mắc về công dụng, cách dùng của sản phẩm này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
Tinh dầu ngải cứu là gì?
Từ xa xưa đến nay, ngải cứu được coi là một trong những vị thuốc dân gian cây nhà lá vườn. Trong những mảnh vườn ở quê, nhà nào cũng dành một khoảng đất trống để trồng ngải cứu. Bởi từ ngải cứu có thể chế biến được rất nhiều sản phẩm như dùng làm thuốc, dùng nấu canh cũng rất tốt cho sức khỏe, hay dùng ngải cứu làm hương liệu.
Một sản phẩm chiết xuất từ ngải cứu đang nhận sự quan tâm hiện nay là tinh dầu ngải cứu. Với hoạt chất từ lá ngải cứu, sản phẩm có tác dụng hiệu quả trong chữa trị bệnh xương khớp, giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn
Công dụng của tinh dầu ngải cứu
Giảm đau bụng kinh
Nỗi ám ảnh của các bạn nữ mỗi khi đến tháng là đau bụng kinh, kinh không ra đều. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp máu lưu thông dễ dàng, không bị cản trở. Từ đó làm giảm cảm giác đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ.
Thêm vào đó, sản phẩm tinh dầu còn giúp nâng cao hoạt động của tử cung bằng cách tăng hormone có lợi và bài xuất những chất độc có hại. Tác dụng này giúp làm giảm nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan đến tử cung như: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ,…
Giảm đau nhức
Tinh dầu ngải cứu giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm phù nề, vết bầm tím hay tụ máu lâu ngày do chấn thương hoặc do mụn trứng cá. Tinh dầu cũng giúp làm dịu các cơn đau khớp, nhức mỏi vai gáy. Dùng trong các trường hợp tê bì chân tay, đau lưng, đau cột sống, thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp…
Hỗ trợ phục hồi và giảm đau cho trường hợp hậu phẫu thuật, đau cơ do co rút mãn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cột sống.
Giúp an thai
Dùng cho phụ nữ có thai ra huyết, bị động thai. Nhưng lưu ý chỉ dùng với một lượng vừa đủ hoặc tinh dầu đã được pha loãng.
Kháng viêm, kháng khuẩn
Giúp sát trùng, hỗ trợ điều trị các bệnh về da như viêm da, ghẻ lở, dị ứng, bệnh eczema, giúp làm giảm các vết sưng đau do muỗi, côn trùng đốt.
Xem thêm: Tinh dầu hương thảo: thành phần, công dụng và cách chiết tinh dầu tại nhà
Hỗ trợ máu lên não
Tinh dầu ngải cứu giúp giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress một cách hiệu quả. Từ đó, tăng cường sự tập trung, tăng cường hiệu quả công việc. Không chỉ vậy, tinh dầu còn tăng cảm giác thư giãn, giúp chống động kinh, chống bệnh hysteria (bệnh ngất tạm thời). Hỗ trợ điều trị phục hồi ở bệnh nhân đột quỵ não, bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Hỗ trợ đường tiêu hóa
Tinh dầu Ngải cứu giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa bằng cách kích thích tuyến mật và các enzym tiêu hóa.
Ngoài ra, tinh dầu còn có tác dụng loại bỏ giun hiệu quả bằng cách ức chế khả năng sinh sôi của chúng. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Đối với các trường hợp cảm cúm, suy nhược cơ thể, hệ thống miễn dịch bị suy giảm kéo dài, các bệnh do thay đổi thời tiết như hàn thấp, phong thấp… Dùng cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, tiêu hóa kém.
Cách sử dụng
Để tinh dầu sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn phải nắm rõ được cách sử dụng tinh dầu cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn một số cách sử dụng tinh dầu hiệu quả sau:
Xoa bóp
Pha loãng tinh dầu với dầu nền (có thể dùng dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân) theo tỉ lệ 1:20. Xoa đều lên vùng bị đau nhức, vùng bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Massage nhẹ nhàng cho tinh dầu thẩm thấu vào da, để khoảng 7-8 phút và rửa sạch lại với nước ấm.
Đối với da mặt, tránh để quá lâu vì hàm lượng dầu nền cao có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
Xem thêm: Tinh dầu dừa: Công dụng và cách nấu tinh dầu dừa nguyên chất
Ngâm trị liệu
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ấm để ngâm tay, ngâm chân. Đặc biệt nhà bạn nào có bồn tắm, nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm nước ấm, ngâm mình khoảng 5-7 phút. Tinh dầu sẽ giúp thanh lọc giải độc cho da, đào thải độc tố, làm thoáng các lỗ chân lông, kháng khuẩn.
Xông hơi
Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào chậu nước nóng, có thể kết hợp với một vài giọt tinh dầu sả chanh hoặc tinh dầu tràm gió. Lấy một chiếc khăn phủ lên mặt và chậu nước, hoặc có thể trùm chăn để xông cả người. Xông khoảng 7-10 phút.
Hơi nước bốc lên làm giãn các lỗ chân lông, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết. Dân gian ta thường làm cách này để điều trị cảm cúm thông thường rất hiệu quả.
Xông tinh dầu
Nhỏ 3-5 giọt Tinh dầu Ngải cứu vào đèn xông tinh dầu. Mùi thơm của tinh dầu khuếch tán trong không khí giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung.
Mặc dù là dùng với cách nào đi chăng nữa thì các bạn cũng không nên quá lạm dụng tinh dầu. Bạn cần phải có thêm một chế độ ăn uống hợp lý và một chế độ sinh hoạt phù hợp.
Cách làm tinh dầu ngải cứu đơn giản tại nhà
Để có được một lọ tinh dầu ngải cứu nguyên chất mà đảm bảo chất lượng, bạn cũng có thể làm ra tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- Ngải cứu: chọn những ngọn non, còn tươi để có hàm lượng tinh dầu nhiều nhất.
- Nồi đun: phù hợp với lượng lá ngải cứu cần chiết xuất.
- Bát nhỏ.
- Đá lạnh theo từng viên.
- Bình thủy tinh sẫm màu.
Làm tinh dầu ngải cứu bằng phương pháp chưng cất kéo hơi nước:
- Tiến hành nhặt bỏ rễ, lá vàng, sau đó ngâm và rửa ngải cứu với nước sạch.
- Cắt nhỏ, cho vào nồi và đổ nước khoảng ⅓ nồi.
- Lấy đá cho vào một bát con, đặt bát vào giữa nồi, đậy nắp vung và bật lửa nhỏ.
- Đun thấy đá trong bát tan hết thì tiếp tục lấy đá cho vào, hơi lạnh từ đá sẽ làm ngưng tụ hơi nước chứa tinh dầu, tinh dầu sẽ được ngưng tụ trong bát.
- Cứ đun như vậy khoảng 40-50 phút cho tinh dầu ngưng tụ hết.
- Sau khi chưng cất xong, hút tinh dầu thu được vào bình thủy tinh đã chuẩn bị, đậy kín nắp.
- Bảo quản tinh dầu đúng cách để tránh hỏng tinh dầu.
Xem thêm: Tinh dầu gừng: Tác dụng, cách làm tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng
- Tránh tiếp xúc với lửa.
- Tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Không được dùng đường uống.
- Không để tinh dầu dính vào mắt, nếu không may dính vào thì phải rửa thật sạch với nước.
- Không sử dụng tinh dầu khi đã quá hạn hay khi có mùi, màu sắc lạ.
- Không tự ý dùng điều trị bệnh thay thế cho các biện pháp y tế cần thiết.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp làm biến đổi các thành phần của tinh dầu.
- Nên bảo quản tinh dầu trong bình sẫm màu, đậy nắp kín.
Một số sản phẩm tinh dầu ngải cứu hot nhất hiện nay
Tinh dầu ngải cứu Việt
Tinh dầu ngải cứu Việt đã có mặt trên thị trường lâu năm thuộc thương hiệu Mai Skin – Công ty TNHH TM – DV Dược phẩm G24. Đây là sản phẩm được thừa kế từ tinh hoa của y học dân tộc và bào chế theo phương pháp cổ phương nhiều đời.
Với công thức đặc biệt kết hợp nhiều loại thảo dược: ngải cứu, quế, hồi, dây đau xương, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ đau nhức xương khớp hiệu quả. Sản phẩm nhận được sự ủng hộ đông đảo của người tiêu dùng bởi sự an toàn, tiên lợi, không gây nóng, hiệu quả nhanh nhờ tăng cường hấp thu trị liệu ngoài da.
Giá của tinh dầu ngải cứu Việt: 90.000 VND/lọ 50ml.
Tinh dầu ngải cứu Vitophar
Đây là sản phẩm có nguồn gốc Đông y đến từ Công ty cổ phần Dược Kim Bảng. Với quy trình sản xuất công nghệ đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, sản phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ các bệnh đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Hiệu quả của sản phẩm nhờ hoạt chất được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như: ngải cứu, đinh lăng, long não,….
Tinh dầu ngải cứu Pain Oil 500ml
Pain Oil là sản phẩm thảo dược với thành phần chính chiết xuất từ lá ngải sản xuất theo công nghê tiên tiến đạt chuẩn GMP do Trường Đại học Y Dược Thái Bình chịu trách nhiệm.
Sự ra đời của Pain Oil nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết. Hiệu quả của sản phẩm đã nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia đầu ngành và phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng.
Giá tinh dầu ngải cứu nguyên chất
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm tinh dầu ngải cứu. Giá của từng loại phụ thuộc vào hàm lượng, cách chiết xuất và thương hiệu của tinh dầu. Giá có thể dao động từ 70.000 – 100.000 VND cho 50ml tinh dầu nguyên chất.
Nếu bạn gặp phải tinh dầu giá rẻ hơn thì nên cân nhắc kỹ, vì sản phẩm tốt đạt chất lượng không thể có giá thấp hơn giá sàn được.
Tinh dầu ngải cứu mua ở đâu?
Với sự phổ biến của tinh dầu ngải cứu, bạn có thể tìm mua ở bất cứ đâu như siêu thị, nhà thuốc, hay thậm chí các quán tạp hóa. Để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng, bạn có thể mua tại các công ty chính hãng, có số đăng ký, mã vạch cụ thể.