Tinh dầu gừng: Tác dụng, cách làm tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Rate this post

Gừng – Gingiber officinale là một trong cái tên không còn lạ lẫm đối người tiêu dùng khi mà còn có mặt hầu hết các món ăn trong gia đình với hương vị đậm đà. Không chỉ dừng lại đó, tinh dầu gừng còn mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến hô hấp, dạ dày,… Để hiểu rõ hơn công dụng, cách sử dụng của loại tinh dầu này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của https://glyderm.com.vn/ nhé!

Nội Dung Chính

Tinh dầu gừng là gì?

Gừng là loại cây thân thảo, chứa trong mình các hoạt chất: tinh dầu Zingiberen, tinh bột,  chất cay và nhiều thành phần chất hóa học khác nhau. Vì vậy, gừng được xem là một trong những vị thuốc tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.

Có nhiều cách chế biến gừng để dùng làm thuốc như thái lát làm trà, dùng kết hợp với mật ong… Tuy nhiên các cách chế biến thông thường khó có khả năng giúp ta sử dụng tối đa các tinh chất quý được chứa trong loài cây quý này.

Hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, bằng cách sử dụng phương pháp chiết xuất thì tinh dầu gừng là một trong những sản phẩm có thể nói là chiết ra được 99% lượng hoạt chất có trong gừng. Tinh dầu gừng thường dạng lỏng, màu vàng nhạt và có vị cay nồng rất đặc trưng.

Tinh dầu gừng
Hình ảnh: Tinh dầu gừng

Do mùi tinh dầu gừng có đặc tính dễ bị bay hơi nên bạn cần đậy nắp sản phẩm khi không sử dụng, đặt ở những nơi thông thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để không làm giảm chất lượng của sản phẩm.

Xem thêm: Dầu Jojoba có tác dụng gì? Có thực sự tốt không?

Tác dụng của tinh dầu gừng

Điều hòa hệ tiêu hóa 

Bằng chức năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tinh dầu gừng giúp điều trị tốt các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, khó tiêu, buồn nôn, đau dạ dày… Khoa học đã chứng minh hoạt chất gastroprotective có trong tinh dầu gừng có khả năng giúp phục hồi một cách hiệu quả những tổn thương ở vùng dạ dày người do chất Ethanol gây ra.

Bảo vệ đường hô hấp 

Việt Nam là một nước có khí hậu “sáng nắng chiều mưa” thất thường. Vì vậy các bệnh về đường hô hấp là điều không thể tránh khỏi đối với chúng ta. Bằng cách sử dụng tinh dầu gừng sẽ giúp người dùng giảm khả năng mắc phải các triệu chứng như cảm, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, giúp long đờm, ngoài ra còn giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp khác. Với khả năng làm sạch không khí, đặc biệt là khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, sử dụng tinh dầu gừng tạo ra một môi trường sạch giúp cho hệ hô hấp có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Chống viêm 

Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể để bảo vệ chính bản thân khi gặp phải các trường hợp cơ thể bị tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Nhưng nếu cơ thể có trong mình các tổn thương khác, sức đề kháng yếu thì sẽ dễ gây các bệnh cơ hội hay tình trạng viêm nặng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Zingibain là một trong những hoạt chất chứa trong tinh dầu gừng có tác dụng rất tốt trong việc giúp tăng sức đề kháng, chống viêm, giảm đau từ đó giúp người dùng có khả năng bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh.

Ngăn ngừa oxy hóa và nguy cơ ung thư

Oxy hóa ở tuổi già là một điều không có thể tránh khỏi. Tuy nhiên độ tuổi bị oxy hóa đang ngày bị trẻ hóa đi. Đây là một mối lo ngại đối với mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Sử dụng tinh dầu gừng là một trong những cách phổ biến được nhiều người tin dùng lựa chọn để ngăn chặn tình trạng này. Gingerol và Zerumbone là 2 hoạt chất có tác dụng cực tốt trong việc chống oxy hóa gây ra gây ra bởi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, suy giảm trí nhớ và hỗ trợ tốt cho việc điều trị các loại bệnh ung thư.

Cải thiện chức năng gan 

Tình trạng gan nhiễm mỡ, chức năng gan suy giảm có thể coi là một trong những căn bệnh phổ thông hiện nay và đây cũng chính là những bước đầu dẫn đến các bệnh xơ gan, ung thư gan gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nghiên cứu cho rằng, Hepatoprotective là hoạt chất của tinh dầu gừng có tác dụng đặc biệt trong việc giúp ngăn chặn các tình trạng trên, từ đó giúp cho chức năng gan của cơ thể có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Giúp mái tóc đẹp, không gàu 

Có phải bạn đang khó chịu với một mái tóc gàu và luôn tiết ra chất nhờn phải không? Với khả năng giúp tăng cường máu tới da đầu, từ đó giúp tóc mọc nhanh hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng diệt khuẩn giúp da đầu không bị gàu, luôn sạch sẽ. 

Xem thêm: [MẸO] Phân biệt Húng Lủi và Bạc Hà

Giảm stress 

Công việc, học tập, gia đình gây stress, mất ngủ cho bạn. Đừng lo lắng, với tính nóng của tinh dầu gừng sẽ giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào ngủ hơn. Khả năng kích thích tế bào thần kinh là một trong những tác dụng đặc biệt của tinh dầu gừng, từ đó làm cho tâm trạng ổn định và dễ chịu hơn.

Cách sử dụng tinh dầu gừng

  • Sử dụng từ 1-2 giọt tinh dầu gừng lên khăn giấy hoặc tấm vải mỏng, sau đó thoa nhẹ để tinh dầu dễ dàng thẩm thấu vào da trong trường hợp chữa bệnh về tiêu hóa. 
  • Thấm tinh dầu gừng lên khăn mỏng, dùng khăn này massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau, sưng, viêm sẽ nhanh chóng đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, đỡ đau nhức.
Massage bằng tinh dầu gừng
Hình ảnh: Massage bằng tinh dầu gừng
  • Pha loãng tinh dầu với nước nóng dùng để xông hơi hoặc dùng kết hợp với đèn xông tinh dầu là cách tốt giúp cho cơ thể cảm thấy sảng khoái tinh thần, xua tan mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Trị gàu: Nhỏ vài giọt tinh dầu lên da đầu, sau đó mát xa nhẹ nhàng khoảng 20-25 phút để dưỡng chất thấm nhanh vào da đầu rồi xả sạch bằng nước. Sử dụng 3 lần 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả tức thì.

Cách chế biến, làm tinh dầu gừng tại nhà

Như đã biết, gừng là nguyên liệu phổ biến, được bày bán trong các khu chợ, siêu thị với giá không hề đắt. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tự làm cho mình và người thân lọ tinh dầu nguyên chất chưa? Dưới đây, chúng tôi giúp bạn thực hiện suy nghĩ đó chỉ bằng với các bước đơn giản, dễ làm.

Chuẩn bị:

  • 500 g gừng: Bạn nên chọn củ gừng tươi, còn mới là tốt nhất; tránh mua củ già, bị héo để thu được lượng tinh dầu cao nhất.
  • 200 ml dầu ăn.
  • 1 nồi đun thông dụng.
  • Rây lọc hoặc tấm vải lọc.
  • 1 lọ thủy tinh đựng tinh dầu.

Tiến hành

  • Bước 1: Sau khi mua nguyên liệu về, bạn gọt loại bỏ lớp vỏ bên ngoài củ và rửa sạch bằng nước. Để ráo nước hoàn toàn và thái thành những lát mỏng.
Thái gừng thành lát mỏng
Hình ảnh: Thái gừng thành lát mỏng
  • Bước 2: Đặt nồi đun lên bếp và cho lượng dầu ăn đã chuẩn bị vào nồi. Đun đến khi dầu sôi, lưu ý vặn nhỏ lửa không dầu cháy.
  • Bước 3: Thêm gừng vào nồi, khuấy đều tay. Đun vừa lửa để không sôi quá, nếu nhiệt độ trong nồi trên 70°C, tinh dầu bị bay hơi làm giảm chất lượng.
  • Bước 4: Đun cho tới khi miếng gừng chuyển màu nâu sẫm thì tắt bếp. Để một thời gian cho đến khi nguội hẳn.
  • Bước 5: Dùng rây lọc hoặc tấm vải sạch để lọc phần dầu trong nồi, gạn bỏ chất cặn bã
Lọc tinh dầu, loại bỏ cặn
Hình ảnh: Lọc tinh dầu, loại bỏ cặn
  • Bước 6: Đổ tinh dầu thu được vào lọ thủy tinh và bảo quản ở nơi khô thoáng.

Như vậy, với cách làm trên bạn có ngay một lọ tinh dầu nguyên chất, đảm bảo an toàn về chất lượng. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Cách phân biệt Tinh dầu Đinh Hương thật giả.

Tinh dầu gừng giá bao nhiêu?

Tinh dầu gừng được coi là món quà thiên nhiên dành tặng cho con người. Giá của lọ tinh dầu gừng có thể dao động từ 50 đến 300 nghìn còn tùy theo chất lượng và thể tích sản phẩm.

Tinh dầu gừng mua ở đâu?

Hiện nay, tinh dầu gừng đã được phân phối rộng rãi trên khắp các tỉnh thành. Nếu bạn còn đang phân vân không biết mua tinh dầu gừng nguyên chất ở đâu thì một gợi ý nhỏ là bạn nên tham khảo trước ý kiến của người đã sử dụng để tìm được địa chỉ uy tín. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay đến hotline để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí.