Tinh dầu dừa: Công dụng và cách nấu tinh dầu dừa nguyên chất

Rate this post

Tinh dầu dừa có lẽ đã không còn quá xa lạ trong đời sống của con người. Gần đây, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới, nó là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng nhờ rất nhiều công dụng mà nó mang lại.

Tinh dầu dừa không chỉ có lợi ích về dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích cho làn da, mái tóc cũng như nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư,…

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm tinh dầu này. Tinh dầu dừa có tốt không? Công dụng và cách dùng như thế nào? Giá tinh dầu là bao nhiêu? Tất cả thắc mắc sẽ được https://glyderm.com.vn/ giải đáp ngay sau đây.

Nội Dung Chính

Tinh dầu dừa

Dừa là loại cây hết sức thân thuộc với con người Việt Nam ta, không chỉ thế mà lá, thân, rễ, quả của cây dừa còn có thể tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị cho con người.

Tinh dầu dừa
Hình ảnh: Tinh dầu dừa

Tinh dầu dừa có nguồn gốc từ cơm dừa, có màu vàng nhẹ, mùi thơm. Bên cạnh đó, sản phẩm có rất nhiều tác dụng nhưng đặc biệt phải kể đến tác dụng làm đẹp da, chăm sóc mái tóc, ngăn ngừa các bệnh ung thư và giảm cân hiệu quả.

Thành phần

Qua nhiều nghiên cứu và quá trình sử dụng, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều các thành phần hóa học tốt cho sức khỏe con người có trong tinh dầu dừa.

MCFAs hay còn được gọi là chuỗi axit béo trung bình là thành phần quan trọng giúp tạo nên các công dụng tuyệt vời của loại tinh dầy này. Trong MCFAs có chứa axit lauric, axit caprylic, axit capric, trong đó axit lauric chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50%.

Ngoài ra trong tinh dầu còn chứa các dẫn xuất betain, stearic, vitamin E, vitamin K, ethoxylat, các khoáng chất,…

MCFAs có những tính chất:

  • Kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm, virus
  • Dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhờ kích thước nhỏ do đó có thể cung cấp năng lượng tức thời.
  • Thường không lưu trữ dưới dạng mỡ
  • Được tiêu hóa dễ dàng
  • Cân bằng độ pH
  • Giảm quá trình lão hóa

Tinh dầu dừa có tác dụng gì?

Khi nhắc tới công dụng của tinh dầu dừa, ta không thể không nhắc đến công dụng mà luôn được chị em ưa thích đó là chăm sóc da và tóc. Làn da và mái tóc có vai trò quan trọng mang tới vẻ đẹp của chị em phụ nữ nên loại tinh dầu này luôn là sự lựa chọn an toàn mà hiệu quả.

Tinh dầu dừa dưỡng trắng, chăm sóc da

Loại tinh dầu này cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho da. Bạn có thể dùng nó để dưỡng da, tẩy trang, tẩy tế bào da chết. Ngoài ra, tinh dầu còn giúp trị mụn, ngăn ngừa mụn rất tốt.

Không chỉ dùng cho da mặt, bạn có thể sử dụng dầu dừa cho các vùng da trên cơ thể ví dụ như bụng, chân, bàn tay,…Dưỡng chất từ sản phẩm giúp những vùng da nứt nẻ, thô ráp hay thậm chí cháy nắng trở lên mịn màng.

Tinh dầu dừa dưỡng tóc

Làn da khỏe mạnh và mái tóc suôn mượt sẽ giúp bạn trở lên tự tin hơn rất nhiều. Ủ tóc thường xuyên bằng dầu dừa giúp bạn có mái tóc suôn mượt, chắc khỏe, giảm tình trạng hư tổn, xơ rối.

Tinh dầu dừa có tác dụng gì?
Tinh dầu dừa hỗ trợ tóc phục hồi hư tổn

Ngoài ra, nó có khả năng cung cấp các dưỡng chất, vitamin cần thiết đi sâu vào chân tóc, nuôi dưỡng tóc óng ả, mềm mượt.

Chăm sóc răng miệng

Trong dầu dừa có loại chất béo được tạo thành từ MCT (Medium-chain Triglycerides). MCT giúp ngăn ngừa sâu răng, đồng thời làm sạch răng, tẩy trắng giúp ta sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng.

Tinh dầu dừa làm dài mi, dưỡng môi

Thời tiết hanh khô rất dễ làm đôi môi bạn trở nên thô ráp, ngoài việc bổ sung đủ nước, bạn có thể thoa một lớp tinh dầu lên môi. Dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm cho đôi môi và khiến môi trở lên mềm mại hơn.

Tinh dầu dừa có tác dụng gì?
Dưỡng môi bằng tinh dầu dừa

Với những bạn có hàng mi thưa, ngắn hay mi yếu dễ gãy rụng, hãy chuốt mi với loại tinh dầu này trước khi đi ngủ để dưỡng mi dày và dài hơn.

Tác dụng giúp giảm cân

Các thành phàn trong dầu dừa có tác dụng làm tăng trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể, giải phóng năng lượng, giúp giảm cân một cách an toàn mà hiệu quả. Các thành phần chất béo có trong tinh dầu dừa nguyên chất làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp bạn giảm lượng calo một cách tự nhiên.

Tác dụng với phụ nữ có thai

Nghiên cứu đã cho thấy tinh dầu dừa vô cùng lành tính với phụ nữ mang thai. Đồng thời nó có công dụng làm cải thiện và ngăn ngừa các vết rạn da, thoa tinh dầu lên các vùng da ngực, bụng, đùi sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện vết rạn đáng kể.

Tác dụng với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được xếp vào danh sách những đối tượng được quan tâm sức khỏe hàng đầu. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy việc lựa chọn sản phẩm làm sạch da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Tinh dầu dừa rất lành tính với làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Công dụng của dầu dừa trong làm đẹp

Đây là loại tinh dầu có khả năng đẩy lùi quá trình lão hóa, ngăn ngừa các tác dụng làm tổn thương của các gốc tự do trong cơ thể, cải thiện quá trình mất cân bằng oxy và mức độ chống lại oxy hóa

Xem thêm: Tinh dầu hương thảo: thành phần, công dụng và cách chiết tinh dầu tại nhà

Cân bằng hoocmon

Trong dầu dừa tinh khiết có các chất béo bão hòa và tỷ lệ lớn axit lauric giúp cân bằng hoocmon tự nhiên cho cơ thể.

Bạn nên sử dụng tinh dầu dừa, hay bơ và giảm lượng đường tiêu thụ để cân bằng hoocmon trong cơ thể. Và có tác động tích cực đến nồng độ estrogen và là một nguồn chất béo an toàn để chị em sử dụng trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Dầu dừa trị giãn tĩnh mạch

Trị giãn tĩnh mạch là một trong những công dụng mà dầu dừa mang lại con người. Chỉ dùng lượng nhỏ tinh dầu để massage thì lượng hoạt chất thẩm thấu qua da làm tăng độ bền tĩnh mạch. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng trường hợp triệu chứng nhẹ, nếu năng hơn thì cần sự hỗ trợ của thuốc.

Công dụng của dầu dừa với sức khỏe

  • Điều trị bệnh Alzheimer: một số nghiên cứu gần đây cho thấy dầu dừa có tác dụng tích cực trong việc phòng chống, làm chậm quá trình phát triển và điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer
  • Ngăn ngừa huyết áp cao, các bệnh tim mạch: dầu dừa giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm nồng độ triglyceride trong máu.
Tinh dầu dừa có tác dụng gì?
Tinh dầu dừa hỗ trợ bệnh tim mạch
  • Giảm viêm: tinh dầu dừa có tác dụng ngăn chặn các tế bào viêm. Bạn có thể dùng sản phẩm tinh dầu thay cho các loại thuốc giảm đau, giảm viêm khác nếu tình trạng không quá trầm trọng vì các loại thuốc giảm đau thường đi kèm các tác dụng phụ.
  • Phòng ngừa và điều trị ung thư: MCFAs trong dầu dừa có khả năng phá vỡ và tiêu hóa lớp vỏ lipid của vi khuẩn, ức chế quá trình phát triển của mầm bệnh, ngăn ngừa ung thư phát triển
  • Nâng cao miễn dịch cơ thể: axit lauric là một thành phần chiếm tỷ lệ phần trăm lớn trong dầu dừa. Nó có tác dụng ngăn chặn nấm, chống lại vi khuẩn và tạo điều kiện, môi trường bất lợi cho virus
  • Cải thiện tiêu hóa: dầu dừa giúp chúng ta hấp thu các khoáng chất như canxi, magie và các vitamin. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, góp phần giảm lượng axit dạ dày.
  • Điều trị nhiễm trùng tiết niệu: sản phẩm giúp phòng và chữa trị UTI hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu nhờ khả năng phá vỡ lớp vỏ của vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Cách sử dụng tinh dầu dừa

Cách dùng chăm sóc da

  • Thoa một lượng tinh dầu vừa đủ lên da, massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất ngấm vào làn da, giúp dưỡng ẩm da, cung cấp khoáng chất và các vitamin cần thiết.
    Massage khoảng 10 phút, rửa sạch lại mặt bằng nước ấm, trong dầu dừa chứa vitamin E giúp chống oxy hóa, giữ ẩm, giúp da luôn mịn màng.
  • Bạn cũng có thể dùng sản phẩm tinh dầu cho da bàn tay khi da tay bị khô, nó sẽ giúp đôi bàn tay trở lại mềm mại.
  • Dùng tinh dầu trị mụn (thường ít dùng cho da nhờn): Sau khi rửa mặt sạch, lau khô mặt, thoa tinh dầu lên da, massage nhẹ nhàng 5 phút, sau khoảng 10 phút thì rửa mặt lại thật sạch bằng sữa rửa mặt
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu dừa để tẩy tế bào da chết bằng cách dùng hỗn hợp tinh dầu, muối và chanh. Hỗn hợp không chỉ giúp tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông mà còn giúp sáng da, ngăn ngừa mụn.
  • Đối với vùng da bị cháy nắng: kết hợp tinh dầu với tinh chất nha đam, vitamin E hoặc nước ép dưa leo để thoa lên vùng da bị cháy nắng giúp làm dịu da.

Xem thêm: Tinh dầu gừng: Tác dụng, cách làm tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Chăm sóc tóc

Sau khi gội đầu sạch sẽ, lấy một lượng tinh dầu vừa đủ thoa đều lên tóc, sau đó dùng khăn quấn tóc lại và ủ tóc trong khoảng 15 phút. Sau 15 phút, xả lại tóc bằng nước thật sạch.

Chăm sóc răng

Cách dùng dầu dừa để chăm sóc răng miệng vô cùng đơn giản. Sau khi đánh răng, ngậm một chút tinh dầu, hoặc bạn có thể thêm vào đó vài giọt tinh dầu bạc hà rồi súc miệng lại với nước ấm. Làm như vậy sẽ giúp răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát.

Cách dùng với trẻ sơ sinh

Thoa một chút tinh dầu lên da đầu của trẻ sơ sinh, ủ khoảng 10 phút và xả lại bằng nước ấm để làm sạch da đầu.

Cách sử dụng tinh dầu dừa
Dùng tinh dầu dừa cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị khô da, bôi một chút tinh dầu lên vùng da bị khô sẽ giúp da bé mịn màng. Ngoài ra, nó còn làm dịu vết côn trùng cắn, giảm đau, và giảm mụn nhọt trên da.

Cách dùng với phụ nữ có thai

Thoa tinh dầu lên vùng da bị rạn như bụng, đùi, bắp chân kết hợp xoa bóp và massage nhẹ nhàng. Điều đó sẽ giúp làm mờ rạn, mịn màng làn da.

Giảm cân

Dùng tinh dầu massage vùng mỡ bụng sẽ giúp giảm mỡ bụng, giúp da bụng mịn màng và săn chắc. Ngoài ra các bạn có thể thêm một chút giọt tinh dầu vào nước ép hay sinh tố hoa quả để hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Tinh dầu dừa có tốt không?

Tinh dầu dừa có nguồn gốc từ cơm dừa, vì nó rất lành tính, và an toàn. Thành phần bao gồm các vitamin mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng ngay như vitamin K, vitamin E, vitamin A,… và các khoáng chất như canxi và magie. Hầu như các chất trên rất dễ hấp thu và có lợi cho cơ thể chúng ta.

Ngoài ra, đây còn là tinh dầu rất được các chị em phụ nữ tin tưởng để sử dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp từ mái tóc đến làn da. Vì đây là một sản phẩm từ thiên nhiên, nên bạn cần sử dụng một cách kiên trì để thấy rõ được hiệu quả của sản phẩm.

Uống tinh dầu dừa có tốt không?

Tinh dầu dừa hoàn toàn uống được vì nguồn gốc tự nhiên và an toàn. Uống dầu dừa rất tốt cho hệ tiêu hóa, giải quyết tình trạng táo bón, khó tiêu. Sử dụng một thìa cà phê tinh dầu mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài ra, sử dụng dầu dừa còn giúp giảm cân, ngăn ngừa nhiễm trùng, diệt nấm, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Cho nên, bạn có thể dùng dầu dừa để chế biến thức ăn hằng ngày thay vì uống trực tiếp.

Mặt nạ tinh bột nghệ và dầu dừa

Sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh bột nghệ và dầu dừa sẽ giúp đẩy lùi các vấn đề về da mặt như mụn, thâm sau mụn, nám, tàn nhang, giúp da trắng sáng và đều màu.

Mặt nạ tinh bột nghệ và dầu dừa
Tinh bột nghệ và dầu dừa

Trong bột nghệ có chứa thành phần quan trọng là curcumin – chất có khả năng chống lại và đẩy lùi quá trình lão hóa, làm mờ nám, sẹo giúp da mịn màng. Với tinh dầu dừa thì thành phần chiếm tỷ lệ lớn là axit lauric, nó giúp kháng khuẩn cho da, dưỡng da, ngăn lão hóa cũng như chảy xệ da.

Vì vậy sử dụng mặt nạ bột nghệ và dầu dừa rất an toàn và tốt cho làn da. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ giúp trị mụn cho da, mờ sẹo, mờ nám, tàn nhang, cải thiện vết thâm, nếp nhăn, giúp da đều màu và trắng sáng tự nhiên.

Cách làm tinh dầu dừa tại nhà

Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi hãy thử làm tinh dầu dừa ở nhà vì cách làm khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo các bài viết trên internet hay những video hướng dẫn trên youtube. Các phương pháp chiết tinh dầu từ dừa gồm có phương pháp nóng và phương pháp lạnh.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách làm bằng phương pháp nóng.

Cách làm tinh dầu dừa
Cách nấu tinh dầu dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Dừa (lưu ý chọn quả già, vỏ màu nâu)
  • Máy xay sinh tố
  • Dao
  • Lọ đựng tinh dầu
  • Đồ nạo cơm dừa và lọc nước cốt dừa

Các bước tiến hành:

Bước 1: Nạo cơm dừa

Dùng dao bổ dừa, lấy nạo dừa nạo phần cơm dừa sau đó cắt thành miếng nhỏ

Bước 2: Xay và lọc nước cốt dừa

Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước sau đó xay đến khi thu được hỗn hợp mịn, sệt. Sau đó, dùng dụng cụ lọc lấy phần nước cốt dừa cho vào tô lớn đựng

Bước 3: Thu dầu dừa nguyên chất

Để tô nước cốt dừa ở nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 1 ngày. Sau khi hỗn hợp lắng lại, tách lấy phần dầu dừa nguyên chất lắng ở phía dưới tô. Bạn có thể để tô đựng nước cốt dừa vào tủ lạnh để tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Tinh dầu cam ngọt có tác dụng gì? Cách sử dụng và cách làm tại nhà

Cách bảo quản tinh dầu dừa

  • Nên đựng tinh dầu vào chai/lọ thủy tinh có nắp đậy kín, để nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh, tránh để ngăn đá vì sẽ làm giảm chất lượng của tinh dầu.
  • Dụng cụ lấy hay chiết dầu dừa phải được vệ sinh sạch sẽ để dầu dừa không bị dính tạp chất, giảm độ tinh khiết.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không sử dụng quá nhiều, lạm dụng sản phẩm tinh dầu.
  • Chỉ sử dụng 2 lần/tuần để ủ tóc vì nếu sử dụng nhiều tóc sẽ dễ bết.
  • Ngưng sử dụng khi bị kích ứng, xuất hiện triệu chứng lạ

Review tinh dầu dừa

Chị Thu Trang đến từ Hà Nội:

“Cứ đến mùa hanh khô thì tinh dầu dừa là thứ không thể thiếu đối với tôi. Tôi sử dụng loại tinh dầu này để dưỡng ẩm da, dưỡng môi, xả tóc để ngăn ngừa tình trạng bong tróc da đầu. Đặc biệt sau khi tôi sinh em bé, phần da bụng và da đùi tôi bị rạn rất nhiều, nhờ sử dụng sản phẩm thường xuyên mà những vết rạn mờ đi hẳn, da bụng tôi mịn màng trở lại. Thật sự tinh dầu dừa rất tốt và đáng để sử dụng.”

Chị Ngọc Anh đến từ Hưng Yên chia sẻ:

“Tôi rất an tâm về nguồn gốc của tinh dầu dừa và tin tưởng sử dụng thường xuyên, công dụng của nó thật sự làm tôi bất ngờ. Tôi dùng tinh dầu để dưỡng tóc vì tóc của tôi hay gặp tình trạng gãy rụng, xơ rối vào mùa đông. Sau hai tháng sử dụng, tóc tôi suôn mượt, dài và dày hơn trông thấy.”

Giá tinh dầu dừa nguyên chất

Tuy có rất nhiều công dụng trong cuộc sống song tinh dầu dừa lại có một mức giá hết sức phải chăng. Giá bán tinh dầu dừa trên thị trường dao động từ 50.000-60.000 (đồng)/lọ 10ml.

Tinh dầu dừa mua ở đâu?

Trên thị trường ngoài các sản phẩm chính hãng thì còn rất nhiều sản phẩm là hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bạn hãy tìm địa chỉ uy tín để mua tinh dầu dừa chính hãng với mức giá phù hợp nhất.

Nếu bạn chưa biết mua sản phẩm nguyên chất ở đâu hay còn bất cứ thắc mắc, băn khoăn gì thì hãy để lại lời nhắn phần bình luận để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ kịp thời.