Sa sâm từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý trong Đông y, được sử dụng khá phổ biến đối với nhiều vấn đề của sức khỏe, nhất là đối với tình trạng ho khan, ho có đờm hay viêm phế quản. Loại thảo dược tự nhiên này có mặt trong rất nhiều những bài thuốc khác với nhiều công dụng khác nữa.
Vậy, những bài thuốc đến từ sa sâm là gì? Đặc điểm, công dụng và cách dùng sa sâm ra sao? Nếu như bạn vẫn đang thắc mắc những điều này thì đừng bỏ lỡ những thông tin quý giá đến từ bài viết của https://glyderm.com.vn/
Nội Dung Chính
Tổng quan về cây sa sâm
Cây sa sâm là gì?
Sa sâm là một loài cây thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Launaea pinnatifida. Sa sâm thuộc loại cây thân cỏ, có tuổi thọ lên đến nhiều năm. Chiều cao trung bình của cây trung bình từ 15 – 25 cm.
Sa sâm có bao nhiêu loại?
Sa sâm hiện nay đang được chia ra làm 2 loại: sa sâm bắc và sa sâm nam.
Trong đó, sa sâm nam là phổ biến hơn cả và được nhiều người biết đến hơn. Nhìn chung, về tác dụng thì cả 2 loại này được đánh giá là như nhau, chỉ khác nhau ở 1 số điểm về hình dáng bên ngoài của cây. Cụ thể là về lá bắc, màu sắc hoa, mào lông,…
Thành phần hóa học
Đối với cây sa sâm bắc:
- Rễ cây có chứa: Acid triterpenic, tinh dầu.
- Quả cây có chứa: Phellopterin, dầu béo, acid và Petroselinic.
Đối với cây sa sâm nam: Rễ cây có chứa: Alkaloids, Tannin, Acid amin, Carbohydrate, Steroid và Glycoside.
Sa sâm phân bố ở đâu?
Cây sa sâm nói chung hiện nay được phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn ở Việt Nam ta, cây sa sâm mọc phổ biến ở các tỉnh ven biển như: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình,Hà Nam,…
Sa sâm nam (sa sâm Việt)
- Đối với cây sa sâm nam, bạn chỉ có thể tìm thấy nó ở ven các biển và đảo lớn. Cụ thể là ở vùng ven biển phía nam của các nước như Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và một số nước ở khu vực Châu Phi khác. Điều này dựa vào đặc tính ưa sáng và chịu được mặn của cây.
- Còn tại Việt Nam, cây sa sâm nam được tìm thấy ở một số tỉnh ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai. Cây thường mọc thành từng đám nhưng cũng có khi lại rải rác thành từng khóm riêng lẻ. Cây ra quả hằng năm và duy trì giống nhờ vào phát tán nhờ nhó do có chùm lông trên quả.
Sa sâm bắc
- So với cây sa sâm nam thì cây sa sâm bắc ít phổ biến hơn. Cây sa sâm bắc có nguồn gốc từ 2 nước Đông Á là Trung Quốc và Nhật Bản, được du nhập vào nước ta từ đầu những năm 60. Việc nghiên cứu và phát triển giống cây này hiện nay chưa được chú trọng cho lắm, do vậy cây đang đứng trước khi cơ bị mất giống.
- Cây sa sâm bắc có đặc tính thoát nước, ưa đất cao ráo, mát mẻ. Do khí hậu, môi trường để cây phát triển không thích hợp đối với nhiều vùng trên cả nước, do vậy hiện nay cây sa sâm bắc chỉ đang được nuôi trồng tại Viện dược liệu ở Trại cây thuốc Sa Pa.
Xem thêm: Tinh dầu ngải cứu có công dụng gì? Hướng dẫn cách làm tại nhà
Đặc điểm
Đặc điểm thực vật
- Rễ: rễ cây sa sâm tương đối mềm, có màu vàng nhạt và mọc thẳng đứng hướng xuống đất. Rễ hình trụ, dài và nhỏ. Ứng với mỗi một bộ rễ có từ 2 – 3 thân cây.
- Thân: thân cây sa sâm mọc bò, có hình sợi dài, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi.
- Lá: lá cây sa sâm dài từ 5 – 8cm. Lá mọc từ gốc cây, xếp thành hình hoa thị. Lá sa sâm thuộc loại lá kép. Gân lá hình lông chim, lá chia thành 7 – 8 thùy, trong đó các thùy ở dưới thon lại thành cuống lá dài, có màu tím và có lông mịn. Mép lá hình răng cưa, nhìn sơ qua giống với lá bồ công anh hay lá cải cúc.
- Hoa: hoa sa sâm mọc từ gốc, cuống hoa ngắn. Cụm hoa đơn độc. Sa sâm bắc không có lá bắc to, lá bắc nhỏ bên trong thuôn hình mác còn sa sâm nam thì có lá bắc ngoài không đều, lá bắc trong bằng nhau. Hoa hình đầu và có màu vàng nhạt đối với sa sâm nam, màu trắng ngà đối với sa sâm bắc.
- Quả: quả sa sâm thuộc loại quả bế có hình trụ, dài khoảng 4mm. Đầu quả hơi thon lại, có chùm lông ở sa sâm nam, sớm rụng.
Bộ phận dùng làm thuốc
Trong các thành phần trên, rễ cây sa sâm hiện nay đang được thu hái để làm dược liệu chữa bệnh.
Thu hái và sơ chế
Về thu hái, rễ cây sa sâm thường được thu hái vào 2 mùa: cuối mùa xuân và đầu mùa thu. Cụ thể là vào các khoảng thời gian trong năm là: tháng 3 – 4 hoặc tháng 8 – 9.
Về sơ chế, cách sơ chế rễ cây sau khi đã được thu hái như sau:
Cách 1:
- Rửa sạch rễ cây với nước vo gạo.
- Đồ chín.
- Phơi khô tự nhiên hoặc đem đi sấy.
Cách 2:
- Rửa sạch rễ cây.
- Ngâm rễ cây với phèn chua theo tỷ lệ: ⅖.
- Phơi khô nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi thấy dược liệu se lại.
- Xông diêm sinh trong thời gian tối thiểu 1h.
- Lúc này đem đi phơi tiếp cho đến khi khô hẳn.
Sa sâm có tác dụng gì?
Sa sâm có tác dụng gì với sức khỏe?
Tác dụng của sa sâm bắc
Cây sa sâm bắc có vị ngọt, tính đắng và hơi lạnh. Quy kinh vào 2 kinh là phế và vị. Các công dụng của sa sâm bắc đối với sức khỏe đó là:
Tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả:
- Qua các nghiên cứu trên loài thỏ, kể cả thỏ bình thường cũng như thỏ gây sốt bằng thực nghiệm đều cho thấy rằng, sa sâm bắc mang đến tác dụng hạ sốt.
- Còn nghiên cứu về tác dụng giảm đau, cũng được tiến hành trên những con thỏ bằng cách kích thích điện tủy răng. Kết quả chứng minh rằng, những thành phần trong sa sâm bắc cũng mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả.
Tác dụng đối với tim mạch:
- Nghiên cứu về tác dụng đối với tim mạch của sa sâm bắc được tiến hành trên tim ếch cô lập bằng cách chiết nước sa sâm bắc với một nồng độ khác nhau, Kết quả cho thấy ở nồng độ thấp gây ra hiện tượng tăng cường co bóp còn ở nồng độ cao thì lại gây ức chế co bóp. Và điều đặc biệt là hiện tượng này có thể hồi phục.
- Còn đối với tim ếch tại chỗ, cũng có một thí nghiệm tương tự xảy ra và kết quả thu về cũng tương tự như thế. Ngoài ra thí nghiệm còn được tiến hành ở loài thỏ bằng cách tiêm tĩnh mạch. Kết quả thu về đó là thỏ tăng huyết áp và tăng hô hấp, hiện tượng này vẫn xảy ra dù cho thỏ bị cắt dây thần kinh phế vị.
Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Các thành phần có trong cây sa sâm bắc được chứng minh là có tác dụng ức chế hệ miễn dịch.
Một số tác dụng khác: cây sa sâm bắc cũng được chứng minh là mang đến khả năng mát phế, bổ vị và giúp làm giảm tình trạng khô nóng, trị ho lâu ngày và long đờm hiệu quả.
Tác dụng của sa sâm nam
Cây sa sâm nam cũng có vị ngọt và tính đắng giống như cây sa sâm bắc. Còn về khả năng làm mát thì sa sâm nam có nhỉnh hơn một chút. Quy kinh vào kinh phế, không quy kinh vị.
Những tác dụng mà sa sâm nam mang đến cho sức khỏe đó là:
- Giúp bồi bổ và mát phổi. Giúp hỗ trợ điều trị đối với các bệnh liên quan đến phổi như: phổi yếu, khí ngắn, lao phổi, viêm phổi.
- Giúp giảm tình trạng ho khan, ho có đờm và giúp long đờm hiệu quả. Giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính và giãn phế quản.
- Rễ cây dạng sống mang đến tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu.
- Giúp làm giảm tình trạng đau khớp hoặc phồng rộp tay chân khi chạm phải con sứa do tắm biển.
- Được dùng làm thuốc lợi sữa không chỉ đối với người mà còn đối với cả trâu bò.
- Diệp lục tố trong sa sâm nam còn được chứng minh là mang đến các công dụng khác cho cơ thể như: tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, thanh lọc cơ thể, nhanh chóng làm lành vết thương và hỗ trợ các bệnh về xương khớp.
Sa sâm có tác dụng gì với làm đẹp?
Bên cạnh những tác dụng đối với sức khỏe, sa sâm còn mang đến cho bạn những công dụng tuyệt vời đối với sắc đẹp nữa đấy. Những công dụng này đến từ bột sa sâm xay nhuyễn. Dù được xay nhuyễn nhưng sa sâm vẫn giữ được màu sắc, mùi vị và hương thơm đặc trưng của mình.
Bột sa sâm có thể được sử dụng chung với nước tạo thành 1 chiếc mash hoàn hảo cho làn da của bạn. Với chiếc mash đặc biệt này, làn da của bạn sẽ được làm sạch sâu, được thư giãn và đẩy lùi những dấu hiệu của lão hóa như: nếp nhăn, thâm nám. Rồi bạn sẽ có được một làn da tươi sáng, sạch mụn mà mình hằng mong ước.
Cách sử dụng sa sâm
Với những tác dụng như đã kể trên, sa sâm được dùng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau đây:
- Viêm phế quản mạn tính.
- Bệnh nhiệt bao tan dịch.
- Người gầy ốm, sức đề kháng kém.
- Các trường hợp ho khan, ho có đờm.
- Tình trạng lưỡi khô hay khát nước.
- Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa ở chị em phụ nữ.
Để sử dụng sa sâm, đối với cả sa sâm nam và sa sâm bắc, bạn có thể có nhiều cách sử dụng như:
- Xay nhuyễn thành dạng bột mịn, có thể sử dụng như một chiếc mash hoặc pha với nước uống.
- Kết hợp với các nguyên liệu, các loại thảo dược khác để sắc lấy nước.
- Có thể sử dụng độc lập dạng khô bằng cách sắc lấy thuốc uống, liều lượng từ 10 – 20 gam tùy từng loại sa sâm.
- Có thể được sử dụng dưới 2 dạng khác là cao và viên hoàn.
Xem thêm: Tinh dầu dừa: Công dụng và cách nấu tinh dầu dừa nguyên chất
Các bài thuốc từ sa sâm
Tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như các công dụng mà bạn muốn có được mà nguyên liệu cũng như liều lượng của mỗi bài thuốc là khác nhau. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn những bài thuốc từ cây sa sâm đang rất phổ biến với từng công dụng cụ thể hiện nay.
Bài thuốc trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, ho do phế táo:
- Chuẩn bị: 12g sa sâm, 9g mạch môn đông, 8g sinh biển đậu, 12g ngọc trúc, 8g tang diệp, 4g cam thảo, 6g địa cốt bì (nếu ho lâu ngày).
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị viêm nhiễm thời kỳ hồi phục:
- Chuẩn bị: 16g sa sâm, 20g sinh địa, 12g ngọc tức, 12g mạch môn đông, 20g đường phèn.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị ngứa ngoài da:
- Chuẩn bị: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị phế quản mạn, giãn phế quản và lao phổi:
- Chuẩn bị: 12 – 20g sa sâm, 4g cam thảo, 8 – 12g biển đậu, 8 – 12g tang diệp, 8 – 12g thiên hoa, 8 – 12g thảo trúc.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng ho khan, ho có đờm, miệng khát, họng khô và phế vị nhiệt táo:
- Chuẩn bị: 12g mỗi loại sau: sa sâm, mạch môn, thiên hoa phấn, tang diệp và ngọc trúc, 4g cam thảo.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị thiếu máu, vàng da:
- Chuẩn bị: 12g bột nghệ, 12g sa sâm, 4g hồi hương, 4g quế nhục.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng hư nhược khí ngắn, mất tiếng, phổi yếu:
- Chuẩn bị: 20g sa sâm, 12g tri mẫu, 4g hoàng kỳ, 12g huyền sâm, 6g xuyên bối mẫu, 20g sinh địa, 12g ngưu bàng tử.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở:
- Chuẩn bị: 15g sa sâm, 5 lát gừng nướng, 1 quả chanh non, 10g tía tô, 4g cửu lý hướng sao.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị tức ngực, ho đờm, viêm phổi:
- Chuẩn bị: 16g sa sâm, 12g mạch đông, 12g ngọc trúc, 20g sinh địa.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị bệnh nhiệt cuối kỳ phạm đến tân dịch, họng khô, miệng khát, còn sốt:
- Chuẩn bị: 20g mỗi loại sau: sa sâm hà thủ ô, rễ cà gai, bạch truật nam, rễ vú bò; 12g mỗi loại sau: hoài sơn, cam thảo nam, rễ cây lứt; 8g trần bì, 4g gừng.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên sắc lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần tương đương với liều lượng 20g.
Bài thuốc trị ho sốt thông thường:
- Chuẩn bị: 25g sa sâm, 15g đường phèn.
- Cách tiến hành: đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị trên cho vào nồi và thêm vào một ít nước. Tiến hành đun với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút sau đó lấy nước đun để uống trong ngày.
Bài thuốc chữa đau nhức răng:
- Chuẩn bị: 60g sa sâm, 3 quả trứng gà.
- Cách tiến hành: Sử dụng sa sâm và trứng gà để nấu thành canh và dùng trong bữa ăn chính. Ăn mỗi ngày cho đến khi hết đau nhức răng.
Những ai không nên dùng bài thuốc từ sa sâm?
Không sử dụng sa sâm hoặc các sản phẩm từ nó nếu như bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bạn bị viêm gan C và thấy tức gan khi sử dụng sa sâm, thuốc có chứa nguyên liệu là sa sâm.
- Bạn đang sử dụng các sản phẩm có chứa lê lô.
- Những người không được chẩn đoán là ho thuộc hàn hay âm hư phổi tái thì không nên dùng.
Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có được những hiểu biết đúng đắn về dược liệu quý sa sâm cũng như tìm được cho mình những bài thuốc phù hợp. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết được đâu là bài thuốc thích hợp nhất dành cho mình, bạn có thể xin thêm tư vấn từ những bác sĩ Đông y.
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng và hướng dẫn cách dùng