Các dấu hiệu thai yếu điển hình trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kì mà mẹ bầu cần quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

Trong hành trình mang thai, người phụ nữ được cảm nhận thai nhi lớn lên từng ngày là một niềm hạnh phúc vô bờ bến.Tuy nhiên ai cũng có những nỗi lo lắng của riêng mình đặc biệt là những bà mẹ lần đầu mang thai. Nhiều trường hợp do không không được trang bị kiến thức đầy đủ và chính xác đã dẫn đến những tình huống đáng tiếc xảy ra cho cả mẹ và bé. Vậy những dấu hiệu nào giúp mẹ nhận thấy thai nhi yếu và phát triển kém. Glyderm sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu

Ba tháng đầu là thời kỳ quan trọng nhất, thai nhi chưa ổn định nên nếu bị những tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến thai bị yếu, dọa sảy thai. Các dấu hiệu thường thấy trong giai đoạn này như:

Ra máu bất thường

Trong những tuần đầu, mẹ thấy có chảy máu bất thường khác ngày trứng rụng, máu có thể đỏ tươi, hồng nhạt, nâu sẫm hoặc màu bất thường so với màu kinh nguyệt thì đó là những dấu hiệu đầu của dọa sảy thai. Khi tinh trùng của bố kết hợp trứng của mẹ sẽ tạo thành hợp tử, xuống tử cung để làm tổ. Thời kỳ này hợp tử gắn với niêm mạc tử cung chưa được ổn định nên dễ bị bong và gây ra hiện tượng trên. Sau tháng thứ 3 sẽ ít gặp hiện tượng này hơn.

Cũng có trường hợp dọa sảy nhưng bong rau kín, không thấy ra máu mà chỉ phát hiện được qua siêu âm. Vì vậy, khám thai định kỳ là một bước rất quan trọng giúp mẹ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và có những biện pháp can thiệp để giữ thai.

Tiết dịch âm đạo nhiều

Mẹ thấy âm đạo tiết dịch nhiều, mùi hôi, màu sắc lạ bất thường có thể lẫn các tia máu thì có thể nghĩ đến thai dọa sảy, cũng đôi khi chỉ thấy nước màu trong suốt không nhớt dính, mùi hơi tanh, nước chảy nhiều hoặc ri rỉ, đó có thể là do rỉ ối, khi gặp tình trạng này thì nguy cơ dọa sảy hoặc thai chết lưu là rất cao. Rỉ ối rất khó nhận biết, mẹ dễ nhầm lẫn với nước tiểu hoặc dịch âm đạo nên mẹ cũng cần chú ý hơn khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ mẹ cũng cần chú ý hơn về màu, độ nhớt hay mùi để tránh hậu quả đáng tiếc.

Ngứa toàn thân

Thai nhi biểu hiện là một kháng nguyên của mẹ nhưng nhờ các tế bào điều hòa miễn dịch như T điều hòa, cytokine mà thai nhi không bị miễn dịch của mẹ tấn công. Trong trường hợp có sự bất thường sẽ kích thích sản sinh chất trung gian hóa học như histamin, giãn mạch dưới da và gây ngứa, thậm chí có thể có sự đào thải thai.

Tuy nhiên những bất thường này thường xảy ra trong trường hợp mẹ có bất đồng nhóm máu ABO hoặc Rh với thai nhi.

Cũng có trường hợp mẹ bị ngứa do bệnh ngoài da, hoặc do rạn da (thường xảy ra vào những tháng cuối) nhưng thường ít ảnh hưởng đến thai.

Sốt cao

Sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kì có thể gây biến chứng trên bé
Sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kì có thể gây biến chứng trên bé

Sốt là phản ứng điển hình của cơ thể khi có hiện tượng viêm, nhiễm trùng, hay có kháng nguyên lạ xâm nhập…

Trong ba tháng đầu thai kỳ nếu mẹ thấy có sốt cao trên 38 độ thì đó có thể là biểu hiện của  tình trạng mẹ nhiễm vi khuẩn, virus, dễ gây tác động xấu đến thai đặc biệt là virus.

Cũng có trường hợp do thai có bất thường sẽ tiết ra chất nội tiết và đi vào cơ thể mẹ, hệ thống miễn dịch nhận định đây là kháng nguyên lạ xâm nhập nên đưa các tế bào miễn dịch đến tiêu diệt và thực bào, gây viêm nên gây sốt. Mẹ sốt cao có thể gây tăng co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, dọa sảy.

Đau bụng dữ dội

Mẹ bầu có hiện tượng đau bụng dữ dội đặc biệt phần bụng dưới, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như ra máu, dịch hồng,… có thể nghĩ đến nguy cơ dọa sảy thai sớm.

Giai đoạn đầu của thai kỳ phôi thai lại chưa phát triển ổn định tại lớp nội mạc tử cung. Nhưng do chịu một tác động nào đó như hoạt động mạnh, mẹ lao lực, vất vả, bị va đụng mạnh, hoặc cơ thể mẹ yếu, chịu đả kích lớn hay do dùng thuốc khiến tử cung tăng co bóp và gây nên những cơn đau, dễ dẫn đến đẩy thai ra ngoài.

Phân biệt chửa ngoài tử cung với thai yếu

Cần phân biệt các biểu hiện chửa ngoài tử cung với thai yếu vì cả hai có các biểu hiện khá giống nhau như là chảy máu ngoài hoặc đau bụng và thường xảy ra sớm ở những tháng đầu. Nhưng chửa ngoài tử cung lại có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như cắt vòi trứng một hoặc cả 2 bên, cắt một phần tử cung làm giảm khả năng thụ thai, có thể vô sinh thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời. Các chị em cần chú ý nếu như có gặp tình trạng viêm nhiễm vòi trứng, dị tật vòi trứng ( hẹp vòi trứng, vòi trứng dài), có u chèn ép hay có sự có sự co thắt, nhu động bất thường vì đây là những yếu tố làm hạn chế phôi thai vào buồng tử cung, gây chửa ngoài tử cung.

Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng cuối

Trong những tháng cuối, thai nhi yếu, phát triển kém thường dẫn đến đẻ non, dọa đẻ non. Các dấu hiệu nhận biết như sau:

Chuyển động của thai nhi bất thường

Trong 3 tháng cuối chuyển động bất thường của thai nhi cũng là một dấu hiệu
Trong 3 tháng cuối chuyển động bất thường của thai nhi cũng là một dấu hiệu

Càng gần những tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận được không gian bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc cảm xúc của mẹ, bé sẽ có nhiều cử động hơn để phản ứng với những tác nhân đó. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết rõ nhất sức khỏe của thai. Bé khỏe mạnh thường đạp nhiều và đều đặn. Thai yếu thường cử động kém, yếu ớt, và thưa thớt hơn. Mẹ bầu nên chú ý đến các cử động thai để sớm phát hiện những bất thường và có hướng xử trí chính xác.

Mất cảm giác tức ngực, khó thở

Sau 3 tháng đầu, thai nhi sẽ phát triển mạnh cả về cân nặng và cấu trúc cơ quan, bé lớn dần lên trong buồng tử cung. Phần bụng của mẹ cũng mở rộng để có thể tạo được không gian cho bé phát triển. Cơ hoành bị đẩy lên cao làm cho dung tích phổi giảm, mặt khác mức tiêu thụ oxy lại cao nên mẹ sẽ thường cảm giác tức ngực, khó thở, nhịp thở nhanh và nông .Ngoài ra còn do hệ tuần hoàn thay đổi, cung lượng tim tăng và tim cũng phải tăng co bóp để đẩy máu nuôi dưỡng thai nên gây cảm giác nhịp tim nhanh và tức ngực. nên Khi thai yếu, kém phát triển, tử cung không còn diễn ra quá trình biến đổi giải phẫu nữa nên phổi có thể hoạt động bình thường, mẹ không cảm thấy tức ngực nữa.

Ra sữa non sớm

Phụ nữ khi mang thai sẽ có một sự thay đổi lớn về lượng tiết tố, cơ thể sẽ có những biến đổi. Dưới tác động của progesterone và estrogen gây ức chế  prolactin làm các mô tuyến vú( tuyến sữa và ống dẫn sữa) phát triển nhưng lại không gây tiết sữa, do vậy ngực sẽ to và căng lên. Từ sau tháng thứ 4 , việc sản xuất 2 loại hormon này chủ yếu là từ thai nhi và bánh rau. Khi thai có biểu hiện phát triển kém, lượng hormone được tạo thành cũng ít đi nên các mô vú dừng phát triển, mẹ sẽ bớt căng tức ngực và có thể xuất hiện sữa non sớm.

Mẹ ít đi tiểu hoặc đi tiểu rất ít

Như đã nói, thai nhi cần có đủ không gian cho quá trình phát triển vì vậy sẽ có hiện tượng đè ép vào các cơ quan của mẹ. Những tuần cuối, thai nhi đã quay đầu và có sự nắn chỉnh ngôi thai, thai sẽ dần lọt xuống phần khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, nên sẽ có sự chèn ép vào bàng quang niệu đạo, gây kích thích làm mẹ đi tiểu nhiều nhiều, són tiểu.

Nếu thai yếu, không quay đầu được, thai không đủ kích thước, cân nặng, thì hiện tượng này không còn nữa. Khi mẹ bỗng nhiên thấy ít buồn đi tiểu, hoặc lượng nước tiểu ít, thiểu niệu thì nên nghĩ tới sức khỏe thai kém ổn định và hỏi tư vấn của bác sĩ phụ sản.

Nguyên nhân thai yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi yếu, phát triển chậm, hay ngừng phát triển trong bụng mẹ. Có thể do các yếu tố bên ngoài tác động hoặc cũng có thể do cơ thể người mẹ không đáp ứng hoàn toàn được với việc mang thai dẫn đến đào thải thai, hay dọa sảy, đẻ non.

Nguyên nhân từ người mẹ

  • Bất thường về nhiễm sắc thể, gen gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi khiến thai khó phát triển. Nghiên cứu cho thấy có đến 70% sẩy trong 6 tuần đầu.
  • Bất đồng nhóm máu hệ ABO hoặc Rh giữa mẹ và bé. Thai bị tan huyết dẫn đến yếu, chết lưu.Trường hợp này nước ta ít gặp hơn.
  • Cơ quan sinh sản của mẹ có cấu trúc bất thường: dị dạng tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, hở eo cổ tử cung, u xơ tử cung, tử cung dính nhiều.

Nguyên nhân từ bên ngoài:

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây yếu thai là bị nhiễm cúm trong thời kì mang thai
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây yếu thai là bị nhiễm cúm trong thời kì mang thai
  • Chế độ sinh hoạt: Mẹ ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi kém, hay lao lực, con không được cung cấp đủ dinh dưỡng, uống thuốc có khả năng gây độc cho thai, hoặc các loại thực phẩm dược liệu không tốt cho thai như đu đủ xanh, ngải cứu, ích mẫu,… dễ gây sẩy thai, dị tật thai  cho quá trình phát triển, thai bị yếu, chết lưu.
  • Chấn thương cơ học: Mẹ bị ngã, bị thương, va đập mạnh, mẹ thường gây kích thích tử cung (xoa bụng, xoa núm vú), chịu đả kích tâm lý, căng thẳng, lo lắng trong quá trình mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, dễ có hiện tượng dọa sảy thai.
  • Bị nhiễm trùng cấp và mạn tính như virus cúm, vi khuẩn, bị sốt cao, co giật, hay mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh nội tiết dễ bị suy thai hay nhiễm độc thai kỳ.
  • Mẹ sử dụng nhiều thuốc tránh thai đường uống dễ gây rối loạn hệ thống hormon, nạo phá thai, niêm mạc tử cung dễ bị bào mòn, phôi thai khó làm tổ được vào lớp nội mạc nên tăng nguy cơ dọa sảy thai.
  • Mẹ mang thai khi tuổi đã cao sức khỏe không ổn định vừa dễ gây sinh non vừa tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai.

Những điều cần chú ý khi thai yếu

Không phải tất cả các trường hợp thai yếu, dọa sảy đều khó giữ thai. Mẹ bầu có nguy cơ này nếu được chăm sóc cẩn thận, theo dõi thai thường xuyên và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ điều trị thì thai nhi hoàn toàn có thể được sinh ra thuận lợi.

Mẹ nên thực hiện theo hướng điều trị sau:

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí và đầy đủ là một trong những cách cải thiện thai nhi yếu
Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí và đầy đủ là một trong những cách cải thiện thai nhi yếu
  • Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, vận động mạnh nếu đã có dấu hiệu dọa sẩy, nhất là 3 tháng đầu. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, tăng khẩu phần ăn, uống nhiều nước ( 2l/ ngày ). Bổ sung acid folic (800mcg/ ngày), viên sắt. Sử dụng thêm viên vitamin tổng hợp nếu chế độ ăn hằng ngày không đủ đáp ứng. Mẹ bầu cần tăng đủ 10 kg trong suốt thai kỳ để đảm bảo thai nhi không bị suy dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu cần tránh xa đồ uống chứa cồn,rượu bia, thuốc lá do chúng sẽ làm tăng nguy cơ dọa sảy.
  • Ổn định tinh thần: Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, kích động mạnh.Có thể làm việc nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc như đọc sách, nghe nhạc để giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • Không vê núm vú, xoa bụng, quan hệ tình dục khi thai có biểu hiện dọa sảy do có thể kích thích co bóp tử cung và đẩy thai ra ngoài.
  • Dùng thuốc: Uống thuốc giảm co thắt cơ trơn như papaverin, spasmaverine, thuốc có thành phần progesteron điều trị dọa sẩy thai hoặc các dược liệu giúp an thai như củ gai, hương phụ, tía tô,… Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Can thiệp ngoại khoa: Khâu vòng cổ tử cung cấp cứu trong trường hợp thai trên 3 tháng, dọa sảy nếu có hiện tượng biến đổi cổ tử cung.

Xem thêm: [ Review] Top 10 sữa bầu tốt nhất trên thị trường hiện nay

Giải đáp thắc mắc

Trong suốt thai kỳ, mẹ cũng có thể thông qua cử động, tim thai để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng của thai.

Dấu hiệu thai nhi đói

  • Thai nhi ở những tháng cuối thai kỳ thường đạp nhiều, nhưng sẽ thường đạp vào một thời điểm nhất định.Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh và cũng có những phản ứng với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên khi mẹ bầu cảm nhận được những cú đạp nhiều lên, liên tục trong ngày, có cảm nhận con trườn xuống bụng dưới thì có thể là biểu hiện khi thai bị đói nên quấy nhiều hơn.
  • Dấu hiệu thứ 2 là mẹ thấy đói bụng thường xuyên và chóng mặt. Bé dễ bị đói nhất vào những tháng cuối do nhu cầu dinh dưỡng cao. Bé tiêu thụ lượng đường trong máu mẹ để tạo ra năng lượng. Nếu thiếu nhiều, không đủ cung cấp cho thai nhi sẽ làm giảm đường huyết của mẹ gây hiện tượng chóng mặt. Thai nhi lấy dinh dưỡng lớn từ mẹ qua nhau thai vì vậy nếu mẹ thường xuyên thấy đói thì việc cung cấp dưỡng chất cho thai cũng kém đi, làm thai chậm phát triển hơn.
  • Mẹ bầu có thể bổ sung một chút đồ ăn nhẹ nếu cách xa bữa chính, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh khó tiêu đầy bụng do phải tiêu hóa lượng thức ăn quá nhiều vào một lúc.

Đặt tay lên bụng nghe tim thai có đúng không?

Đặt tay lên bụng nghe tim thai
Đặt tay lên bụng nghe tim thai
  • Thông thường, khoảng 22 ngày tim thai đã bắt đầu hình thành, đến tuần thứ 4-5 cũng cơ bản hoàn thiện về hình dáng và tuần thứ 6 -7 đã có sự phân chia buồng tim. Ở thời điểm này, mẹ bầu cũng có thể nghe, cảm nhận được tim thai qua siêu âm. Tuy nhiên, nghe nhịp tim thai chuẩn nhất là sau 11 tuần vì lúc này tim đã hoàn chỉnh về chức năng và cấu tạo.
  • Từ tuần thứ 20, tim thai đập mạnh hơn, khoảng 140 nhịp/ phút và mẹ có thể nghe nhịp tim qua tai nghe bình thường. Vị trí nghe tùy thuộc vào tuổi thai, thường nghe ở vị trí đặt lưng của thai. Ba tháng đầu (tuần 12 -24), tim thai nghe ở vị trí dưới vùng bụng dưới rốn. Những tháng cuối, nghe tim ở vị trí xung quanh rốn do lúc này thai đang xoay chỉnh ngôi. Nếu bé đạp nhiều phần bụng bên phải thì sẽ nghe lệch sang vùng bụng trái.
  • Có thể nghe tim thai bằng ống nghe thường và siêu âm nhưng siêu âm phổ biến hơn. Vừa nghe được nhịp đập rõ ràng lại có thể xem được hình ảnh của bé, cũng giúp chẩn đoán sớm các dị tật bất thường của tim và các cơ quan.
  • Nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau chuẩn đoán giới tính thai qua nhịp tim là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Mẹ có thể xác định giới tính thai qua siêu âm, chính xác nhất là sau tuần thứ 20.

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh?

Các biểu hiện thai kỳ của mẹ và cử động, nhịp tim, hình ảnh của thai là căn cứ giúp mẹ  bầu được tình trạng của bé.

Biểu hiện của mẹ:

  • Mẹ có các dấu hiệu thai nghén: Khi mang thai, thai nhi sẽ tiết ra các hormon có tác dụng để điều chỉnh thể chất và sinh lý của mẹ cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể.mẹ sẽ có các biểu hiện thai nghén trong 3 tháng đầu là dấu hiệu đầu tiên của một thai kỳ khỏe mạnh.  như thèm ăn, nôn, buồn nôn, trào ngược,..
  • Mẹ bầu tăng cân ổn định: Trung bình mẹ bầu tăng khoảng 10 kg trong cả thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ có cân nặng trong giới hạn bình thường. Thai nhi sẽ tăng cân không đều tùy thuộc vào số tuần thai. 3 tháng đầu có thể không tăng do mẹ ốm nghén, khó ăn uống, 3 tháng giữa có thể tăng 0,5 kg/tuần, 3 tháng cuối tăng 4-5 kg. Mẹ bầu có thể theo dõi cân nặng của bản thân để nhận biết sớm những bất thường.
  • Mẹ bầu có đường huyết và huyết áp thai kỳ ổn định.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ mẹ có các biểu hiện đau lưng, hông, đi lại nặng nề, đi tiểu nhiều. Đây là những ảnh hưởng của thai lên mẹ và cũng chứng tỏ thai vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ.
  • Mẹ cũng có thể theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể để xác định sức khỏe của bé như ra máu nhiều, dịch âm đạo có mùi, màu khác lạ, đau bụng dữ dội,…Khi thấy các biểu hiện này, cần đến ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí, cấp cứu kịp thời. đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Dấu hiệu của bé:

  • Thai nhi cử động đều: Từ tuần thứ 20, em bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Bé đã có phản ứng với âm thanh hoặc ánh sáng từ môi trường bên ngoài và biểu hiện bằng các cử động hay đạp bụng mẹ nhiều hơn. Bé đạp đều chứng tỏ bé rất khỏe mạnh.
  • Nhịp tim thai: Thai nhi bình thường có nhịp tim dao động 110-160 nhịp/ phút. Mẹ bầu có thể theo dõi nhịp tim qua siêu âm để biết được trạng thái của bé có ổn định hay không.

Xem thêm: Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu dễ đẻ

Dược sĩ Đặng Hoàn

Tôi là một người có kiến thức trong lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm, sức khoẻ và y tế thông qua việc được đào tại trong môi trường Đại học tại Đại học Dược Hà Nội và tìm hiểu của riêng tôi về lĩnh vực này. Hi vọng cập nhập đến bạn đọc những thông tin hữu ích về làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ.